Trạng thái thường gặp của việc sốc văn hóa là bạn thường xuyên có cảm giác mất phương hướng, lo lắng và bối rối khi ở một nơi xa lạ, phải thích nghi với một cuộc sống, phong tục tập quán khác mà bạn chưa từng trải qua. Sốc văn hóa không đáng sợ, vì cảm giác này thường không kéo dài lâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể khiến cho bạn cảm thấy nhớ nhà, cô đơn hoặc nghiêm trọng hơn là làm cho bạn rơi vào trầm cảm nếu không biết cách thích nghi đúng đắn.
Vì vậy, nếu bạn đang phải đối mặt với cảm giác sốc văn hóa này khi bắt đầu cuộc sống mới tại Mỹ, điều quan trọng bạn cần nhớ là tìm cách điều chỉnh dần dần. Đừng quên tận dụng sự giúp đỡ và các nguồn lực có sẳn để thích nghi dễ dàng hơn.
Sốc văn hoá là gì?
Du học tại Mỹ luôn là ước mơ của nhiều bạn học sinh, sinh viên quốc tế, Tuy nhiên, trên thực tế việc du học tại Mỹ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Sau khi nhập học, nhiều bạn du học sinh đều cần khá nhiều thời gian để thích nghi với cuộc sống mới, điều chỉnh lối sống văn hóa cho phù hợp. Điều này dường như là một thách thức không dễ để vượt qua.
Sốc văn hóa trong thực tiễn
Đối với nhiều du học sinh, sốc văn hoá xảy ra khi mọi thứ đều quá mới mẻ và khác biệt. Hãy đối phó với cảm giác này bằng việc nhận thức các cảm giác mà nó mang lại theo nhiều cách khách nhau. Nhiều du học sinh gặp khó khăn trong việc học tập như phải trả lời các câu hỏi khó bằng tiếng Anh trong giờ học, khả năng làm việc nhóm không tốt,… Một số khác lại bỡ ngỡ với việc phải bắt đầu một cuộc sống độc lập hoàn toàn mới như chật vật trong chuyện ăn uống, không thể tìm được món hợp khẩu vị, không quen với văn hóa ẩm thực nơi đây.
Bạn phải thực sự phải vượt qua bản thân để tự giúp chính mình, thúc đẩy bản thân tìm hiểu mọi thứ, đó là chìa khóa quan trọng nhất để bạn thoát khỏi cảm giác sốc văn hóa.
Biểu hiện và các giai đoạn của sốc văn hóa
Dưới đây là một số dấy hiệu phổ biến của việc bạn đang bị sốc văn hóa:
- Thường xuyên không thể tự mình giải quyết vấn đề và luôn cần sự giúp đỡ
- Cảm thấy nhớ nhà
- Nên nên dè dặt và luôn thích ở một mình
- Có cảm giác lạc lõng
- Việc ăn uống bị đảo lộn và rối loại giấc ngủ
- Khó tập trung
- Thường xuyên cảm giấc tức giận
Thuật ngữ “sốc văn hóa” được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1954 bởi một nhà nhân chủng học người Canada – Kalervo Oberg. Cảm xúc và hành vi của bạn thay đổi một cách tự nhiên khi bạn cố gắng điều chỉnh và làm quen. thích nghi với cuộc sống mới. Bạn có thể sẽ trải qua 4 giai đoạn trong quá trình du học của mình, mỗi giai đoạn sẽ có những tác động khác nhau:
- Giai đoạn trăng mặt (Honeymoon phase)
- Mọi thứ vẫn còn mới mẻ và thú vị. Bạn cảm thấy nhiệt tình, ít hoặc không chú ý đến những cảm xúc tiêu cực của bạn.
- Trong giai đoạn đầu này, bạn cảm thấy thực sự hào hứng, bạn yêu thích sự đa dạng, bị ấn tượng bởi sự tương đồng và ngạc nhiên về sự khác biệt tinh tế, rõ ràng về văn hóa.
- Không khó để nhận ra rằng bạn đang thực sự thỏa mãn vì mọi thứ nhàm chán ở quê nhà đều trở nên thật sống động tại nước sở tại.
- Giai đoạn vỡ mộng, khủng hoảng (Crisis phase)
- Bạn bắt đầu nhận ra việc hòa nhập trở nên rất khó khăn, tất cả những điều mới mẻ này bắt đầu khiến bạn cảm thấy choáng ngợp.
- Sự mới mẻ sẽ bị mài mòn từng chút một trong giai đoạn thứ hai này của sốc văn hóa. Điều đó xảy ra khi bạn trở nên bận rộn, tất bật hơn. Sự khác biệt văn hóa dần dần sẽ tích tụ lại, bạn gặp rắc rối với ngôn ngữ, con người, phong tục tập quán, lối sống ở nơi đây.
- Bạn cảm thấy bực bội, khó chịu vì mọi chuyện không được suông sẻ như bạn đã nghĩ. Bạn cố gắng giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, bạn cố gắng hết sức mà mọi việc vẫn không được như ý. Điều này cứ lặp đi lặp lại như một vòng luẩn quẩn dẫn đến sự căng thẳng, buồn bả, tức giận.
- Giai đoạn điều chỉnh, phục hồi (Recovery phase)
- Bước sang giai đoạn thứ ba, bạn bắt đầu chủ động nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan hơn, dần hiểu được nền văn hóa mới, môi trường mới. Bạn thay đổi quan niệm của mình, đánh giá cao mọi thứ nơi đây, học được cách nhìn nhận giá trị của nó, đồng thời cũng so sánh mọi thứ với nền văn hóa tại quê hương mình.
- Bạn gặp gỡ một vài người, ổn định lớp học và tạo thói quen, bắt đầu tâm trạng cảm thấy tốt hơn, không còn căng thẳng và tức giận.
- Giai đoạn hội nhập (Adjustment phase)
- Ở giai đoạn này, bạn đã có được một vài người bạn quốc tế đáng tin cậy. Bằng sự hiểu biết về đa văn hóa mà bạn đã tích lũy được, những vấn đề đa văn hóa được bạn nhìn nhận thành những thách thức văn hóa. Bạn không còn lo sợ mà tự tin đối mặt, đưa ra chiến lược để giải quyết những thách thức này. Và cuộc sống ở nước ngoài bây giờ đối với bạn đã trở nên bình thường.
Làm thế nào để vượt qua sốc văn hóa?
Hầu hết tất cả mọi người khi phải bắt đầu thích nghi với cuộc sống mới đều cảm thấy hơi lạc lõng, nhưng hãy nhớ rằng việc trải qua cú sốc văn hóa này là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự, thì đây là một số lời khuyên hữu ích để thích nghi với nền văn hóa mới.
Chuẩn bị tâm lý
Hãy chuẩn bị cho bản thân mình một tâm lý thật sự vững vàng bên cạnh việc chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục hay chi phí… Tìm hiểu trước về văn hóa nơi mà bạn sẽ đặt chân đến luôn là điều cần thiết. Tìm hiểu về sự khác nhau giữa nước bạn và quê hương của mình, những mặt tốt, mặt xấu trong văn hóa, phong tục tập quán để bạn sẽ giảm bớt được sự bỡ ngỡ khi đặt chân đến đó du học.
Giữ tinh thần lạc quan và một sức khỏe tốt
Để được đi du học, bạn đã rất nỗ lực, cố gắng, vượt qua rất nhiều khó khăn. Nhắc nhở bản thân nhớ lại tất cả những quyết tâm của bạn, vậy nên, khó khăn lần này bạn cũng có thể vượt qua được. Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ là điều kiện rất quan trọng để bạn vượt qua được cảm giác sốc văn hóa.
Nếu bạn thấy khó khăn trong việc duy trì tinh thần lạc quan, bạn cảm thấy buồn và chán nản, hãy đăng ký một số hoạt động ngoại khoá. Hoặc đến phòng tập thể dục. Hãy có chế độ ăn uống phù hợp, tự chăm sóc bản thân rất quan trọng và tập thể dục hoặc hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện tâm trạng và tinh thần của bạn. Chúng sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng hơn để giải quyết tất cả mọi việc.
Sốc văn hóa không tồn tại mãi, hãy nhớ điều đó
Tạo ra thật nhiều trải nghiệm mới, có thể bạn sẽ cảm thấy mất hứng thú lúc đầu, nhưng sau mỗi trải nghiệm bạn sẽ dần dần có được sự điều chỉnh về văn hóa. Hầu hết các trường hợp sốc văn hóa sẽ biến mất trong vòng vài tháng.
Hãy bắt đầu kết bạn và xây dựng một tình bạn lâu dài, tìm kiếm, khám phá một địa điểm thích hợp để uống trà hoặc cà phê, đi những vùng lân cận hay điểm tham quan gần trường, thử những món ăn mới, tìm hiểu những cách diễn đạt mới… Việc tạo ra nhiều trải nghiệm mới sẽ giúp bạn tập trung vào những gì trước mắt mà tạm thời quên đi cảm giác nhớ nhà, lạc lõng hoặc bị cô lập.
Tư duy rộng rãi
Tuy duy rộng rãi nghĩa là giữ cho mình một suy nghĩ khách quan, biết nhìn nhận tiếp thu cái mới, tránh xa những thứ tiêu cực không phán xét hay chỉ trích. Đồng thời cũng phải giữ lại những gì thuộc về quê hương của mình. Biết chấp nhận sẽ khác biệt trong văn hóa của nhau và tôn trọng nó. Đây là điều rất quan trọng giúp bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Giữ liên lạc với gia đình
Đi xa sẽ khiến bạn nhớ quê hương, nhớ gia đình. Vì thế, hãy giữ liên lạc với gia đình, để bạn có thể chia sẽ cuộc sống mới và được họ động viên, tiếp thêm tinh thần. Điều này sẽ làm bạn không còn cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, đừng lạm dụng lời khuyên này, đừng liên lạc quá thường xuyên vì nó sẽ làm bạn khó trở nên hòa nhập với cuộc mới.
Hòa đồng và kết nối với cộng đồng mới
Sốc văn hóa thường sẽ khiến bạn lạc lõng, thu mình lại. Nhưng việc đấy sẽ chỉ làm cho mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, làm bạn tách biệt với xã hội nếu như bạn không chủ động. Hãy để mọi người tìm hiểu bạn và mở lòng mình để tìm hiểu mọi người, mọi thứ sẽ dần trở nên dễ dàng hơn.
Nhiều du học sinh quốc tế có xu hướng tìm kiếm và kết bạn với các sinh viên khác cùng quê hương khi đi du học. Đây có thể là một cách hoà nhập tốt khi bạn mới đến một đất nước mới. Nhưng đừng dừng lại ở đó. Hãy tham gia các câu lạc bộ của trường, địa phương hay các hoạt động tình nguyện. Điều này cũng giúp bạn kết nối thêm bạn bè và có nhiều mối quan hệ hơn, họ sẽ thực sự giúp đỡ và trả lời những thắc mắc. Họ giải đáp những điều bạn thấy không quen thuộc một cách chính xác nhất.
Các sinh viên quốc tế khác đến từ các quốc gia khác cũng sẽ giúp bạn mở rộng hiểu biết về văn hóa của mình. Họ cũng có thể cùng bạn chia sẻ và vượt qua những cảm giác sốc văn hoá.
Hãy thích nghi theo cách của riêng mình
Đừng so sánh bản thân với các sinh viên quốc tế khác trong việc cần bao nhiêu thời gian để cảm thấy ổn định. Mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau. Và mọi người đều học theo tốc độ của riêng mình. Hoà nhập và thích nghi tốt không phải là một cuộc thi. Cố gắng tiếp nhận sự thay đổi với tốc độ phù hợp để không đánh mất bản sắc của mình.
Biết khi nào mình cần sự trợ giúp
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vượt qua sự sốc văn hóa hoặc bạn cảm thấy có dần trở nên nghiêm trọng hơn mà bạn đã mất nhiều thời gian vẫn không thể hòa nhập được thì đã đến lúc bạn cần tìm đến sự giúp đỡ. Các phòng dịch vụ viên quốc tế, các nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần của trường đều sẳn sàng để giúp đỡ bạn vượt qua nó.
Trong học tập, hãy lên lịch gặp giáo viên hoặc bạn bè của bạn nếu có bất kỳ câu hỏi nào bạn thắc mắc. Hãy cùng nhau thảo luận về những vấn đề mà bạn thấy nó đang làm rào cản khiến bạn e dè. Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn hiểu những yêu cầu trong mỗi lớp học. Điều này giúp đảm bảo bạn hoàn toàn được chuẩn bị thông tin. Cùng với đó là tâm lý khi đến hạn bài tập lớn hoặc khi có bài kiểm tra cuối kỳ.
Nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn trong việc vượt qua cú sốc văn hóa, bạn có thể đang trải qua một điều gì đó nghiêm trọng hơn. Cảm giác chán nản, nhớ nhà quá lớn hoặc tham gia vào các hành vi nguy cơ lạm dụng rượu hoặc ma túy là những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cần tìm sự giúp đỡ. Các phòng dịch vụ sinh viên quốc tế, và nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần của trường đều ở đây để giúp bạn vượt qua những cảm giác này.
Kết luận
Sốc văn hóa không thật sự quá đáng sợ. Đó chỉ là phản ứng đầu tiên của cơ thể chúng ta đối với sự thay đổi của môi trường xung quanh. Chỉ cần thời gian, hiểu biết và bạn sẽ làm chủ điều chỉnh được tâm lý của mình. Hãy giữ tinh thần cởi mở, thử những điều mới và cú sốc văn hóa của bạn sẽ qua đi, giống như nó đã xảy ra với hàng ngàn sinh viên khác như bạn.